Simon Sinek đã chia sẻ một số ý tưởng rất thú vị về việc truyền cảm hứng trong một video trên kênh TED. Ông nhấn mạnh rằng khách hàng không mua những gì bạn làm, mà họ mua vì lý do bạn làm điều đó. Điều này giải thích tại sao Apple luôn đổi mới và dẫn đầu trong ngành công nghệ.
Apple không chỉ là một công ty máy tính với những nhân viên tài năng, mà họ còn có một yếu tố khác biệt đó là sự truyền cảm hứng. Simon Sinek đã khám phá ra rằng sự truyền cảm hứng là yếu tố quan trọng giúp Apple và các công ty thành công khác kết nối với khách hàng của họ.
Để giải thích điều này, Simon Sinek đã vẽ ra ba vòng tròn với ba chữ:
- WHAT: Mọi người đều biết rõ việc mình làm.
- HOW: Mọi người cũng biết cách làm việc của mình.
- WHY: Chỉ một số ít người biết tại sao mình làm việc đó. “WHY” ở đây không phải là lợi nhuận, mà là niềm tin và lý do bạn kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ đó.
Những công ty biết truyền cảm hứng không phân biệt lớn nhỏ hay ngành hàng. Họ truyền thông với nội bộ và khách hàng một cách hiệu quả. Mọi người mua sản phẩm của Apple vì họ hiểu và cảm nhận được cảm hứng từ những người như Steve Jobs.
Apple là minh chứng rõ ràng cho câu nói “people don’t buy what you do; they buy why you do it”. Điều này đặc biệt đúng trong ngành tư vấn triển khai ERP hay các giải pháp công nghệ. Khách hàng ký hợp đồng với bạn vì họ tin vào những gì bạn sẽ làm cho họ. Bạn cần làm cho khách hàng tiềm năng tin vào giải pháp của bạn và tin rằng bạn hiểu vấn đề của họ hơn bất kỳ đối tác nào khác.
Trong quản trị, nếu đội ngũ của bạn chỉ coi công việc là nhiệm vụ phải làm để không mất việc, khách hàng sẽ dễ dàng tìm đến đối thủ của bạn. Điều này cho thấy công ty bạn chỉ có managers chứ không có leaders. Trong ngành tư vấn triển khai giải pháp, khách hàng sẽ khó tin tưởng vào một đối tác không có nhiệt huyết trong công việc tư vấn.
Mục tiêu là làm cho khách hàng tin rằng những gì bạn làm là tốt nhất cho họ. Đội ngũ của bạn cần phải có niềm tin vào những gì họ đang làm và thể hiện điều đó với khách hàng từ giai đoạn tiếp xúc đầu tiên đến khi ký hợp đồng. Khi bạn chia sẻ niềm tin của mình với khách hàng, bạn sẽ gây ấn tượng với những người có cùng ý tưởng. Đội ngũ của bạn sẽ làm việc với cả trái tim và khối óc, từ đó thuyết phục khách hàng tin tưởng vào sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
Hãy học hỏi Apple và Steve Jobs chia sẻ niềm tin vào tri thức, vào những gì bạn đang làm. Khi mà 18% thị trường tin vào bạn, đó là lúc tất cả những người còn lại sẽ tin vào bạn rất nhanh.
Dưới đây là link của đoạn clip mà Simon Sinek chia sẻ trên kênh TED để các bạn tham khảo.
Chia sẻ rất hay. Thanks anh Phát
Cám ơn anh Nhã